Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Giới thiệu quốc gia

Thông tin chung

Tổng quan về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Các thông tin tóm tắt cơ bản, tổng quát về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

- Tên nước: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United States of America); Tên thường gọi: Mỹ 
 
- Ngày quốc khánh: 4/7/1776 (Ngày Độc lập khỏi Anh)
 
- Thủ đô: Washington D.C
 
- Vị trí địa lý: nước Mỹ gồm 3 bộ phận lãnh thổ. Bộ phận lớn nhất gồm 48 bang, nằm giữa lục địa Bắc Mỹ: Bắc giáp Canada, Nam giáp Mexico và Vịnh Mexico, Tây giáp Thái Bình Dương và Đông giáp Đại Tây Dương. Bộ phận thứ hai là bang Alaska nằm ở Tây Bắc lục địa Bắc Mỹ: Đông giáp Canada, Bắc giáp biển Beaufort và Nam giáp biển Bering. Bộ phận thứ ba là quần đảo Hawaii (bang Hawaii) nằm giữa Thái Bình Dương cách thành phố San Francisco khoảng 3.900km.  
 
- Diện tích: 9.826.675km2; đứng thứ 4 trên thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc.
 
- Khí hậu: Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Nhiệt độ trung bình ở miền ven biển phía Tây và phía Đông tháng giêng: - 50C đến 00C, tháng 7: 120C-150C; ở miền trung tâm tháng Giêng: -200C, tháng 7: 200C-250C. Lượng mưa trung bình ở miền ven biển: 1.500 - 2.000mm, ở miền trung tâm là trên 1.000mm (vào tháng 7).
 
- Dân số: 310.681.000 (con số ước lượng đến 2010)
 
- Dân tộc: Người da trắng (81,7%), người da đen (12,9%), người châu Á (4,2%), người da đỏ và thổ dân Alaska (1%), thổ dân Hawaii và thổ dân các quần đảo Thái Bình Dương (0,2%).
 
- Hành chính: Mỹ gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. 48 tiểu bang nằm lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương.
 
- Đơn vị tiền tệ: Đồng đôla Mỹ (USD)
 
- Tôn giáo: Mỹ có nhiều tôn giáo. Đạo Tin lành (52%), Đạo Thiên Chúa (24%), Đạo Do Thái (1%), Hồi giáo (1%)...
 
- Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh; một bộ phận nói tiếng Tây Ban Nha, Pháp và nhiều ngôn ngữ khác (theo xuất xứ nhập cư).

Địa lý

+ Vị trí địa lý:  Hoa Kỳ là một quốc gia ở Tây Bán cầu. Phần lãnh thổ lục địa tiếp giáp với 2 đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.và từ Canada đến Mexico và Vịnh Mexico. Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích, giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ Lục địa. Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái Bình Dương, phía tây nam Bắc Mỹ. Phần lãnh thổ lục địa Mỹ có đường biên giới chung với hai nước Canada (phía bắc) và Mexico (phía nam)
  
+ Diện tích: 9.826.675km2; đứng thứ 4 trên thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc.
  
+ Địa hình: Hoa Kỳ Lục địa trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và từ Canada đến Mexico và Vịnh Mexico. Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích, giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ Lục địa. Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái Bình Dương, phía tây nam Bắc Mỹ. Puerto Rico, lãnh thổ quốc hải đông dân nhất và lớn nhất của Hoa Kỳ, nằm trong đông bắc Caribe. Trừ lãnh thổ Guam và phần cận tây nhất của Alaska, hầu như tất cả Hoa Kỳ nằm trong tây bán cầu.
 
Đồng bằng sát duyên hải Đại Tây Dương nhường phần xa hơn về phía bên trong đất liền cho các khu rừng dễ rụng lá theo mùa và các ngọn đồi trập chùng của vùng Piedmont. Dãy núi Appalachian chia vùng sát duyên hải phía đông ra khỏi vùng Ngũ Đại Hồ và thảo nguyên Trung Tây. Sông Mississippi-Missouri là hệ thống sông dài thứ tư trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ theo hướng chính là bắc-nam. Vùng đồng cỏ phì nhiêu và bằng phẳng của Đại Bình nguyên trải dài về phía tây. Rặng Thạch Sơn ở rìa phía tây của Đại Bình nguyên kéo dài từ bắc xuống nam băng ngang lục địa và có lúc đạt tới độ cao hơn 14.000 ft (4.300m) tại Colorado.
 
 Vùng phía tây của Rặng Thạch Sơn đa số là hoang mạc như Hoang mạc Mojave và Đại Bồn địa có nhiều đá. Dãy núi Sierra Nevada chạy song song với Rặng Thạch Sơn và tương đối gần duyên hải Thái Bình Dương. Ở độ cao 20.320 ft (6.194m), Núi McKinley của Alaska là đỉnh cao nhất của Hoa Kỳ. Các núi lửa còn hoạt động là thường thấy khắp Quần đảo Alexander và Quần đảo Aleutian. Toàn bộ tiểu bang Hawaii được hình thành từ các đảo núi lửa nhiệt đới. Siêu núi lửa nằm dưới Công viên Quốc gia Yellowstone trong Rặng Thạch Sơn là một di thể núi lửa lớn nhất của lục địa.
 
Các sông chính: Mississippi dài 6.020km; Rio Grande dài 3.035km; Yukon dài 3.18 km; Arkansas dài 2.333km.
  
+ Khí hậu: Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nữa khô hạn trong Đại Bình nguyên phía tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở Tây nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa. Thời tiết khắt nghiệt thì hiếm khi thấy - các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bảo và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.
  
+Tài nguyên: Mỹ là mọt trong những nước giàu có nhất về tài nguyên khoáng sản trên thế giới, cả về trữ lượng lẫn sự phong phú về thể loại.
 
Đáng chú ý hơn cả là: than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, quặng sắt, kim loại mầu (đồng, chì, kẽm...), quặng kim loại quý và hiếm. Diện tích rừng chiếm 1/4 đất nước.
 

Lịch sử

Nước Mỹ trước kia là nơi sinh sống của các bộ lạc người Indian cho đến khi bị người châu Âu xâm nhập vào thế kỷ XV, XVI. Đầu thế kỷ XVII, Anh, Pháp, Tây Ban Nha đưa nô lệ da đen từ châu Phi đến Mỹ để khai thác tài nguyên. Đến giữa thế kỷ XVIII, Anh đã thiết lập được sự thống trị ở vùng Đông Bắc Mỹ.
 
Ngày 19/4/1775, những cuộc cách mạng đầu tiên ở Mỹ nổ ra tại Boston.
 
Ngày 4/7/1776, 13 bang thuộc địa của Anh đã thống nhất lại thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và tuyên bố độc lập.
 
Năm 1783, Anh ký Hiệp định Versailles thừa nhận nền độc lập của nước Mỹ.
 
Cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865) đã dẫn đến việc thủ tiêu chế độ nô lệ ở Mỹ. Sau đó, Mỹ dần dần trở thành nước Tư bản chủ nghĩa phát triển nhất thế giới.
 
Ngày 6/4/1917, Mỹ tuyên chiến với Đức, tham gia cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
 
Ngày 7/12/1941, sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Mỹ chính thức tham gia cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
 
Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Mỹ đã can thiệp trực tiếp vào hai cuộc chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên (1950-1953) và Việt Nam (1964-1975).
 
Sau khi Liên Xô tan rã (1991), Chiến tranh Lạnh và trật tự thế giới hai cực kết thúc, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất có sức mạnh toàn diện về kinh tế, quân sự.
 
Sự kiện khủng bố tấn công Trung tâm Thương mại Quốc tế 11-9-2001 và các diễn biến kể từ đó đến nay đã có tác động lớn đến đời sống chính trị, an ninh, kinh tế-xã hội Mỹ, cũng như cách nhìn nhận và quan điểm của Mỹ về các vấn đề này; do đó cũng tác động đến việc điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ.

Chính trị

- Thể chế chính trị:  Cộng hòa Liên bang, theo chế độ tam quyền phân lập

- Hiến pháp: Thông qua ngày 17/9/1787, có hiệu lực từ ngày 4/3/1789. Hiến pháp Mỹ là một trong những bản hiến pháp đầu tiên và thành công nhất thế giới. Cơ sở hình thành hiến pháp Mỹ là: truyền thống cai trị của Anh; kinh nghiệm thực tiễn trong chế độ tự trị của 13 bang; Tuyên ngôn độc lập; học thuyết Tam quyền phân lập của John Locke và Montesquieu.  Trên cơ sở đó, nhà nước Mỹ được chia làm 3 nhánh quyền lực độc lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
 
- Cơ quan lập pháp:  Quốc hội gồm hai viện:
 
+ Thượng viện: 100 ghế, 1/3 được bầu lại hai năm một lần; mỗi bang có hai Thượng Nghị sĩ được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 6 năm. Phó Tổng thống giữ chức danh Chủ tịch Thượng viện, và chỉ có quyền bỏ phiếu quyết định trong tình huống bất phân thắng bại (50/50).
 
+ Hạ viện: 435 ghế, được bầu trực tiếp theo phổ thống đầu phiếu. Mỗi bang có ít nhất 1 Hạ Nghị sĩ, còn lại căn cứ theo số dân của bang đó. Các Hạ Nghị sĩ có nhiệm kỳ 2 năm.
 
Vào các năm chẵn, ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng 11 sẽ tiến hành bầu cử Quốc Hội, bầu lại toàn bộ Hạ viện và 1/3 Thượng viện.
 
- Cơ quan hành pháp:
 
Đứng đầu nhà nước và Chính phủ: Tổng thống.
 
Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu trên cùng một lá phiếu của các đại cử tri, những người này được lựa chọn trực tiếp từ từng các bang; Tổng thống và Phó Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm.

- Cơ quan tư pháp: Tòa án tối cao (1 Chánh án và 8 Thẩm phán được Tổng thống bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Thượng viện, nhiệm kỳ suốt đời).
 
- Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.
 
- Các đảng phái lớn: Đảng Cộng hòa, Đảng Dân chủ. Ngoài ra ở Mỹ còn có rất nhiều các đảng nhỏ, các tổ chức và nhóm lợi ích tham gia vào các hoạt động liên quan tới chính quyền.
 

Kinh tế

Mỹ là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, với các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ, là cường quốc xuất khẩu số một và cũng là thị trường nhập khẩu đa dạng và lớn nhất thế giới. Riêng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm khoảng 25% kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới.

Viện Nghiên cứu Kinh doanh Quốc tế, có trụ sở tại Thụy Sĩ công bố nghiên cứu thường niên “Niên giám Sức cạnh tranh Thế giới” tháng 5-2007, trong đó kinh tế Mỹ tiếp tục đứng đầu thế giới, kể từ năm 1994.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo sức mua (PPP) của nền kinh tế Mỹ năm 2006 đạt 12,98 nghìn tỷ USD, chiếm 32% GDP toàn cầu, (nhiều gấp hai lần con số GDP của nước đứng hai thế giới), cống hiến tới 16,8% cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh, nhiều việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp năm 2006 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua xuống còn 4,5% (tháng 5/2007) đồng thời, tốc độ lạm phát vẫn được khống chế ở mức độ hợp lý nhờ chính sách tăng lãi suất tiền gửi ngắn hạn theo hướng thận trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Ngày 8-8-2006, FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất tiền gửi ngân hàng ở mức 5,25%, sau 17 lần tăng liên tiếp, chấm dứt thời kỳ tăng liên tục 0,25% kể từ tháng 6-2004. Đây chính là những điều kiện quan trọng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và khuyến khích người tiêu dùng trên thị trường nội địa.

Về Công nghiệp:
 
 - Tổng giá trị các sản phẩm công nghiệp chiếm 20,4% GDP.
 
 - Sản phẩm công nghiệp chính: Dầu mỏ, thép, ôtô, xe máy, hàng không vũ trụ, thiết bị truyền thông, hoá dược, điện tử, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, gỗ, khai khoáng.

Về Nông nghiệp:
 
 - Tổng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiếm 1% GDP
 
 - Sản phẩm nông nghiệp chính: Lúa mì, ngũ cốc, ngô, hoa quả, rau, bông, thịt bò, lợn, gia cầm, các sản phẩm sữa, các sản phẩm lâm nghiệp, cá...

Về Dịch vụ - Du lịch
 
 - Tổng giá trị lĩnh vực dịch vụ, du lịch chiếm 78,6% GDP
 
 Về Xuất khẩu: 1,024 nghìn tỷ USD (năm 2006 - nguồn: The World Factbook - 2007)
 
 - Mặt hàng xuất khẩu chính: Tư liệu sản xuất (49%), sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp (26,8%), hàng tiêu dùng (15%), sản phẩm nông nghiệp (9,2%).
 
 - Bạn hàng xuất khẩu chính: Canada (23%), Mexico (13,6%), Nhật Bản (6,7%), Anh (4,4%), Trung Quốc (4,3%).

Về Nhập khẩu: 1,869 nghìn tỷ USD (năm 2006- nguồn: The World Factbook-2007)
 
 - Mặt hàng nhập khẩu: Sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp (32,9%), , hàng tiêu dùng 31,8%, tư liệu sản xuất (30,4%), sản phẩm nông nghiệp (4,9%).
 
 - Bạn hàng nhập khẩu chính: Canada (17%), Trung Quốc (13,8%), Mexico (10,3%), Nhật Bản (8,7%), Đức (5,2%).

Giao thông- Vận tải
 
 - Đường sắt: 226.605 km
 
 - Đường bộ: 6.430.366 km
 
 - Đường thuỷ: 41.009 km
 

Văn hóa

Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị.[6][92] Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến "văn hóa đại chúng Mỹ." Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên.
 
 +  Giáo dục: Tỷ lệ biết đọc biết viết trên tổng số dân là: 99% (trong đó nam: 99%, nữ: 99%).
 
 Chương trình giáo dục 10 năm là miễn phí và bắt buộc. Mỗi bang có trách nhiệm với hệ thống giáo dục của mình. ở Mỹ có rất nhiều trường đại học tổng hợp, đại học 4 năm và đại học 2 năm.
 
 Giáo dục sau Trung học ở Mỹ bao gồm tất cả các chương trình giáo dục chính quy sau Trung học.
 
 Giáo dục bậc Sau Trung học thường được chia ra như sau:
 
 * Bậc Cử nhân Cao đẳng (Associate Degree)
 
 * Bậc Đại học (Undergraduate Degree)
 
 * Bậc Sau Đại học-Thạc sĩ, Tiến sĩ (Masters and PhD)
 
 Các loại bằng cấp ở bậc Đại học và Sau Đại học
 
 Bằng Cử nhân Cao đẳng
 
 Sinh viên có thể đăng ký các chương trình Cử nhân Cao đẳng sau khi hoàn tất 12 năm trung học. Các chương trình này thường được giảng dạy tại các trường Cao đẳng cộng đồng hoặc Cao đẳng tư thục. Chương trình Cử nhân Cao đẳng rất đa dạng về chuyên ngành giảng dạy từ các ngành chuyên về Kỹ thuật đến các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn (Liberal Arts), và được thiết kế nhằm giúp sinh viên có thể chuyển tiếp vào chương trình đại học 4 năm.
 
 Chương trình Cử nhân Cao đẳng thường là chương trình học 2 năm về Kế toán, Kinh doanh, Nhiếp ảnh,Thiết kế nội thất và các ngành khác.
 
 Bằng Cử nhân Đại học
 
 Sinh viên có thể theo học chương trình Cử nhân Đại học sau khi đã hoàn tất 12 năm trung học. Chương trình này được giảng dạy tại các trường Đại học công lập và tư thục cũng như tại các Học viện có chương trình 2 năm.
 
 Chương trình Cử nhân Đại học thường bao gồm 4 phần: các môn chuyên ngành (Major), các môn bắt buộc (Minor), các môn học tổng quát (General Education) và các môn tự chọn (Electives). Chương trình được thiết kế tương đối linh hoạt giữa các nhóm môn học. Chính điều này cho phép sinh viên có rất nhiều sự lựa chọn về chương trình học ở năm thứ nhất và năm thứ hai. Thông thường, một chương trình Cử nhân Đại học có thể được hoàn tất trong vòng 4 năm.
 
 Bằng Sau Đại học (Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ)
 
 Sinh viên có thể đăng ký các chương trình Sau Đại học sau khi đã hoàn tất chương trình Cử nhân Đại học và/hoặc Thạc sĩ. Chương trình Thạc sĩ/Tiến sĩ thường được giảng dạy tại các trường đại học hoặc tại các viện nghiên cứu.
 
 Sinh viên có thể theo học chương trình Sau Đại học theo dạng tín chỉ hoặc nghiên cứu hoặc kết hợp cả hai. Nhìn chung, chương trình Thạc sĩ có thể hoàn tất trong vòng 1 đến 2 năm nếu học toàn thời gian. Thạc sĩ Khoa học Xã hội (M.A.) và Thạc sĩ Khoa học Tự nhiên (M.S.) là những văn bằng thường được cấp cho những ngành học truyền thống về xã hội, khoa học và nhân văn. Bằng M.S hầu hết được cấp cho các ngành học về lĩnh vực Kỹ thuật, như Kỹ sư, Kinh doanh và Giáo dục.
 
 Những sinh viên muốn nâng cao kiến thức trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể có thể đăng ký các chương trình chuyên sâu hơn nữa, đó chính là chương trình Tiến sĩ. Một chương trình Tiến sĩ có thể cần từ 3 đến 6 năm để hoàn tất tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu, khả năng của mỗi cá nhân và đề tài luận án mà sinh viên đã chọn. Tiến sĩ (PhD) là học hàm cao nhất trong các bậc học. Ngoài ra, còn có một số văn bằng Tiến sĩ chuyên môn khác như Tiến sĩ Giáo dục (Ed.D.), Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (D.B.A.), và Tiến sĩ Y khoa (M.D.).
  
  +Truyền thông đại chúng
 
 Mỹ là một trong những trung tâm lớn của điện ảnh và nhiếp ảnh thế giới.
 
 Phần lớn các kỹ thuật nhiếp ảnh và công nghệ làm phim hiện đại trên thế giới được phát minh, sản xuất tại Mỹ.
 
 Công nghệ phim ảnh của Hoa Kỳ phần lớn có trung tâm trong và xung quanh khu Hollywood thuộc thành phố Los Angeles, California. Các phim trường chính của Hollywood là nơi chính yếu sản xuất ra các bộ phim thương mại thành công nhất trên thế giới như Star Wars (1977) và Titanic (1997), và các sản phẩm của Hollywood ngày nay chiếm lĩnh công nghệ điện ảnh thế giới.
 
 Người Mỹ là những người nghiện xem truyền hình nhất trên thế giới, và thời gian trung bình dành cho xem truyền hình tiếp tục tăng cao, lên đến 5 giờ mỗi ngày vào năm 2006. Tất cả bốn hệ thống truyền hình lớn là thuộc truyền hình thương mại. Người Mỹ nghe chương trình radio, phần lớn cũng là thương mại hóa, trung bình là trên 2 tiếng rưỡi một ngày.Ngoài các cổng trang mạng (web portal) và trang tìm kiếm trên mạng (search engine), các trang mạng phổ thông nhất là eBay, MySpace, Amazon.com, The New York Times, và Apple.Mười hai triệu người Mỹ viết blog.
 
 + Âm nhạc Mỹ:  Mặc dù bị coi nhẹ vào lúc đương thời, công trình của Charles Ives trong thập niên 1910 đã đưa ông lên thành một nhà soạn nhạc lớn đầu tiên của Hoa Kỳ về thể loại nhạc truyền thống cổ điển; những người tiếp bước theo sau như Henry Cowell và John Cage đã tạo được một bước tiến gần hơn trong việc sáng tác nhạc cổ điển có định dạng riêng của Mỹ. Aaron Copeland và George Gershwin đã phát triển một thể loại nhạc cổ điển và bình dân tổng hợp riêng biệt của Mỹ.
 
 Loại nhạc có nhịp điệu và trữ tình của người Mỹ gốc châu Phi nói chung đã ảnh hưởng sâu đậm âm nhạc Mỹ, làm cho nó khác biệt với âm nhạc truyền thống châu Âu. Những làn điệu từ nhạc cổ truyền như nhạc blues và loại nhạc mà bây giờ được biết như là old-time music đã được thu thập và đưa vào trong âm nhạc bình dân mà được thưởng thức khắp nơi trên thế giới.
 
 Nhạc Jazz được phát triển bởi những nhà sáng tạo âm nhạc như Louis Armstrong và Duke Ellington đầu thế kỷ 20. Nhạc đồng quê, rhythm and blues, và rock and roll xuất hiện giữa thập niên 1920 và thập niên 1950. Những sáng tạo mới gần đây của người Mỹ gồm có funk và hip hop. Những ngôi sao nhạc pop của Mỹ như Michael Jackson được mệnh danh là "Ông hoàng nhạc pop," Madonna được mệnh danh là "Nữ hoàng nhạc pop," và còn nhiều ca sỹ khác nữa đã trở thành những huyền thoại âm nhạc.
 
 +Văn chương, triết học, và nghệ thuật
 
 Trong thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, văn chương và nghệ thuật Mỹ bị ảnh hưởng đậm nét của châu Âu. Những nhà văn như Nathaniel Hawthorne, Edgar Allan Poe, và Henry David Thoreau đã lập nên một nền văn chương Mỹ rõ rệt vào khoảng giữa thế kỷ 19. Mark Twain và nhà thơ Walt Whitman là những khuôn mặt lớn trong nửa cuối thế kỷ; Emily Dickinson, gần như không được biết đến trong suốt đời bà, đã được công nhận là nhà thơ quan trọng khác của Mỹ.
 
 Mười một công dân Hoa Kỳ đã đoạt được Giải Nobel Văn chương, gần đây nhất là Toni Morrison năm 1993. Ernest Hemingway, người đoạt giải Nobel năm 1954, thường được coi là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
 
 Một tác phẩm được xem như cô đọng mọi khía cạnh cơ bản kinh nghiệm và đặc tính của quốc gia - như Moby-Dick (1851) của Herman Melville, The Adventures of Huckleberry Finn (1885) của Mark Twain, và The Great Gatsby (1925) của F. Scott Fitzgerald - có thể được tặng cho danh hiệu là "đại tiểu thuyết Mỹ." Các thể loại văn chương bình dân như văn chương miền Tây và tiểu thuyết tội phạm đã phát triển tại Hoa Kỳ.
 
 Truyện tranh nhiều kỳ trên báo gọi là comic strip và sách truyện tranh là hai thứ sáng tạo của người Mỹ. Superman hay siêu nhân trong tiếng Việt, đại anh hùng trong sách truyện tranh tinh hoa, đã trở thành hình tượng Mỹ.
 
 Về triết học, người theo thuyết tiên nghiệm do Ralph Waldo Emerson và Thoreau lãnh đạo đã thiết lập phong trào triết lý Mỹ chính yếu đầu tiên. Sau Nội chiến Hoa Kỳ, Charles Sanders Pierce và rồi William James và John Dewey là những người lãnh đạo trong việc phát triển chủ nghĩa thực dụng. Trong thế kỷ 20, công trình của Willard Van Orman Quine và Richard Rorty đã giúp đưa triết học phân tích đến tiền sảnh của các học viện Hoa Kỳ.
 
 Về nghệ thuật thị giác: những phong trào mỹ thuật chính như chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng của Jackson Pollack và Willem de Kooning và nghệ thuật văn hóa dân gian của Andy Warhol và Roy Lichtenstein đã phát triển rộng khắp Hoa Kỳ. Làn sóng chủ nghĩa hiện đại và sau đó là chủ nghĩa hậu hiện đại cũng đã đưa các kiến trúc sư Mỹ như Frank Lloyd Wright, Philip Johnson, và Frank Gehry lên đỉnh cao trong lĩnh vực của họ.
 
 Một trong những người lừng danh đầu tiên đề xướng thể loại kịch mới phôi phai của Mỹ là ông bầu P. T. Barnum. Ông khởi đầu điều hành một nhà hát ở hạ Manhattan năm 1841. Kịch đoàn Harrigan and Hart đã dàn dựng một loạt những vở nhạc hài kịch thu hút đông công chúng tại New York bắt đầu vào cuối thập niên 1870.
 
 Trong thế kỷ 20, hình thức kịch nhạc hiện đại đã xuất hiện trên Sân khấu Broadway nơi mà các bản nhạc của các nhà soạn nhạc như Irving Berlin, Cole Porter, và Stephen Sondheim đã trở thành những tiêu chuẩn cho thể loại nhạc văn hóa dân gian. Nhà soạn kịch Eugene O'Neill đã đoạt được giải Nobel văn chương năm 1936; những nhà soạn kịch nổi danh khác của Hoa Kỳ còn có nhiều người đoạt Giải kịch nghệ Pulitzer như Tennessee Williams, Edward Albee, và August Wilson.
 
 Các nhà biên đạo múa Isadora Duncan và Martha Graham là những khuôn mặt trung tâm trong việc sáng tạo ra khiêu vũ hiện đại; George Balanchine và Jerome Robbins là những người đi đầu về múa balê của thế kỷ 20.

Ẩm thực

Nghệ thuật nấu ăn đại chúng của Mỹ thì tương tự như của các quốc gia Tây phương. Lúa mỳ là loại ngũ cốc chính yếu. Ẩm thực truyền thống Mỹ sử dụng các loại vật liệu nấu ăn như gà tây, thịt nai đuôi trắng, khoai tây, khoai lang, bắp, bí rợ loại trái dài (squash), và siro cây phong, là các loại thực phẩm được người bản thổ Mỹ và dân định cư xưa từ châu Âu đến chế biến.
 
Thịt heo nấu theo phương pháp nấu chậm (Slow-cooked pork), thịt bò nướng, bánh thịt cua (crab cake), khoai tây thái mỏng từng miếng và chiên (potato chips), và bánh tròn nhỏ có những hạt sô cô la trộn lẫn gọi là chocolate chip cookie là những loại thực phẩm chính cống Mỹ. Thực phẩm chua của người nô lệ châu Phi, phổ biến khắp miền Nam và tại những nơi có người Mỹ gốc châu Phi. Gà chiên kết hợp với nghệ thuật ẩm thực truyền thống của người Mỹ gốc châu Phi và người Scotland là một món khoái khẩu quốc gia. Các món ăn mang tính hình tượng của Mỹ như bánh nhân táo, pizza, hamburger, và hot dog là những món ăn đút kết từ những phương thức chế thức ăn của đa dạng các di dân đến từ châu Âu.
 
Loại thức ăn gọi là khoai tây chiên kiểu Pháp, các món Mexico như burritos và taco, pasta là có nguồn gốc từ Italy được mọi người khắp nơi thưởng thức. Trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, lượng calorie mà người Mỹ trung bình ăn vào cơ thể tăng 24%, khi tỷ lệ số người Mỹ ăn thức ăn bên ngoài tăng từ 18 đến 32%. Ăn uống thường xuyên tại những nhà hàng thức ăn nhanh như McDonald gần như có liên quan đến hiện tượng mà các nhà nghiên cứu của chính phủ gọi đó là "dịch bệnh béo phì."

Người Mỹ thích uống càphê hơn trà với khoảng hơn phân nửa dân số người lớn uống ít nhất một tách cà phê một ngày. Các loại rượu Mỹ có Bourbon whiskey, Tennessee whiskey, applejack, và Rượu Rum Puerto Rico. Rượu martini là loại rượu trái cây đặc tính Mỹ. Một người Mỹ trung bình tiêu thụ 81,6 lít bia mỗi năm. Các loại bia nhẹ kiểu Mỹ mà điển hình là thương hiệu hàng đầu Budweiser nhẹ cả trong người và trong hương vị; Chủ nhân của Budweiser là Anheuser-Busch đang chiếm lĩnh 50% thị trường bia quốc gia. Trong những thập niên vừa qua, việc sản xuất và tiêu thụ rượu đã gia tăng đáng kể. Việc làm rượu hiện tại là một ngành công nghiệp hàng đầu tại California. Ngược với các truyền thống châu Âu, người Mỹ uống rượu trước bữa ăn, thay thế rượu trái cây khai vị.

Công nghiệp Hoa Kỳ phần lớn sản xuất ra đồ uống cho ăn sáng gồm có sữa và nước cam. Các loại nước uống rất ngọt được ưa chuộng khắp nơi; các loại nước uống có đường chiếm 9 % lượng calorie tiêu thụ hàng ngày của một người Mỹ trung bình, gấp đôi tỷ lệ của 3 thập niên về trước. Nhà sản xuất nước ngọt hàng đầu Coca-Cola là thương hiệu được công nhận nhất trên thế giới, đứng trước McDonald.

Điểm du lịch

Đến với Hoa Kỳ - một trong số những trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch,…hàng đầu của thế giới, nổi tiếng với những điểm du lịch quen thuộc như kinh đô điện ảnh Hollywood, công viên Disneyland... (tại Los Angeles); hệ thống casino lớn nhất thế giới, các dịch vụ giải trí về đêm cực kỳ hấp dẫn (tại Las Vegas); chiêm ngưỡng những địa danh nổi tiếng như quảng trường Độc lập, nhà Quốc hội, nhà Trắng... (Washington), di tích Trung tâm thương mại thế giới, trụ sở Liên hợp quốc, cảng biển Manhattan... (New York). Tại Chicago du khách sẽ đắm mình trong những cảnh đẹp như: tháp Sears Tower Skydeck cao nhất nước Mỹ, đi thuyền trên hồ Michigan, tham quan Thủy cung Shedd Aquarium lớn nhất thế giới...

Hoa Kỳ là quốc gia rộng lớn, mà mỗi vùng lại là vô số những điểm du lịch hấp dẫn du khách, vì vậy để thuận tiện cho việc tham quan cũng như đi lại du khách có thể chọn lựa theo từng vùng, từng bang trong chuyến du lịch của mình.

Miền Đông Bắc:

Đây là trái tim của cả nước là vùng đô thị, công nghiệp sầm uất, là diểm du lịch hấp dẫn du khách khắp nơi trên thế giới. Vùng này tập trung bởi 4 thành phố là những điểm đến thường xuyên của du khách đó là New York, Philadenphia, Boston, Washington.

Đến với New York du khách sẽ được tham quan khu phố Mahattan với những ngôi nhà chọc trời, khu phố tài chính Wall Street, bảo tàng trung tâm, bảo tàng Guggenheim,…Tới New York về đêm du khách sẽ bị choáng ngợp bởi ánh đèn sáng rực từ hàng triệu ô cửa sổ trên những ngôi nhà chọc trời của Dowtown. Tới đây, du khách sẽ không thể bỏ qua các điểm tham quan như Tượng Nữ Thần Tự Do- bức tượng mang hình dáng của một phụ nữ mặc váy dài, đây chính là quà tặng của chính phủ Pháp cho Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 100 năm ngày giành được độc lập từ Anh.

Khu làng Greenwich: đây là ngôi làng mang dáng vẻ của một ngôi làng bình dị bên cạnh những tòa nhà chọc trời, tạo nên vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính cho thành phố này.

Phố Wall Street là phố của những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các bảo tàng lớn nhất thế giới.

Thành phố Philadenphia là một điểm du lịch quan trọng khi du khách đến với miền Đông Bắc này, nơi đây nổi bật với các công trình mang tính chất lịch sử như Independent hall, chuông Tự Do, Nhà Chuông đã hình thành nên công viên Independence Historic National Park- điểm du lịch thu hút rất đông du khách hàng năm.

Thành phố Boston: Đây là thành phố rộng lớn chứa đựng những cảnh quan du lịch hấp dẫn. Ở đây, du khách sẽ được khám phá những lâu đài từ thế kỉ 18, tiêu biểu là tòa nhà Paul Reverse, nhà thờ Old North Church. Ngoài ra đây còn nổi tiếng bởi các trường đại học hàng đầu thế giới như đại học Tổng Hợp Boston, Đại học Tổng Hợp Đông Bắc. Nơi đây còn được gọi là thủ đô của các bảo tàng tập trung nhiều bảo tàng nổi tiếng thế giới như Bảo tàng Mỹ Thuật, Bảo tàng Khoa Học,…

Thành phố Cambridge: Đây là trung tâm nghiên cứu và giáo dục nổi tiếng không chỉ của Mỹ mà còn cả trên thế giới, tập trung các trường nổi tiếng như Đại học Harvard, viện Công nghệ Massachusetts.

Thành phố - thủ đô Washington: Trung tâm thành phố là các tòa nhà chọc trời với các đại lộ và công viên rộng lớn. Tới đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tòa nhà như Washington Moment, tòa nhà Tổng Thống nằm trên trục đường Nhà Trắng. Đặc biệt thành phố có khu biệt thự nằm ven dòng sông Mall có lối kiến trúc hậu cổ điển, thành phố còn có các bảo tàng lớn như National Gallery, Trung tâm văn hóa Kenedy, những khu phố và những nhà hàng của Georgetown,…

Vùng du lịch phía Bắc dãy núi Appalaches: Đây là vùng đất đai màu mỡ với những cánh rừng rậm rạp, tới đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa còn nguyên giá trị.

Vùng du lịch Hồ Lớn: Phía Bắc là những cánh rừng rất đẹp, phía Nam là các dòng sông viền quanh tạo thành các bãi tắm rất thích hợp đối với du khách. Đến vùng này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các cảnh đẹp của thác nước Niagara nằm trên biên giới giữa Canada và Hoa Kỳ, đây là một trong các thác nước đẹp nhất thế giới, tiếp đến là các thành phố công nghiệp trong vùng như thành phố Mhichigan- thành phố hàng đầu nước Mỹ về nền công nghiệp ôtô.

Vùng Du lịch miền Nam nước Mỹ:

Đây là vùng khí hậu ấm áp mùa hè, trong dãy núi Appallaché, một vùng đa văn hóa luôn là nơi lý tưởng để du khách khám phá. Đây là một dãy núi già, không cao, dài và rộng.

Bang Tennesse và Kentuky là vương quốc của những công viên quốc gia, của các dòng sông, của cá tòa nhà cổ kính.

Hai bang Virginie và Carolines nằm lưng chừng núi và giáp bờ biển tạo nên những cảnh đẹp hấp dẫn du khách bởi các thác, các ngôi làng lịch sử, và là bãi biển thuộc loại đẹp nhất châu Mỹ.

Bang Alabama là bang công nghiệp phát triển, các điểm tham quan không nên bỏ qua khi đến với bang này là Savannah nơi còn lưu giữ những kỷ niệm của cuộc chiến tranh ly khai của Mỹ, Atlanta một thành phố mang phong cách hoàn toàn hiện đại.

Vùng Missisippi: Tới đây du khách sẽ được thưởng ngoạn các cảnh biển, các điểm du lịch nổi tiếng là đỉnh Ozarks, công viên quốc gia Hot Springs,…

Bang Florida: Đây là vùng du lịch lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu lượt khách hàng năm tập trung chủ yếu vào các điểm du lịch là công viên Disney, trung tâm vũ trụ Kennedy, các bãi biển tự nhiên, các công viên tự nhiên (Everglades).

Bang Texas: các điểm tham quan phải kể đến là: Công viên Big Bend với 350.000ha, thành phố Antonio- thành phố mang đậm dấu ấn Tây Ban Nha, khu quân sự cổ Alano, và các thành phố nhộn nhịp sánh ngang với New-York, Los Angenes là thành phố Houston và Dallas.

Miền Tây Mỹ:

Đối với miền Tây Nam đây là vùng đất của các hoang mạc và thảo nguyên. Điểm du lịch thích thú nhất của du khách là công viên Yellostone- đây là công viên cổ kính và rộng nhất nước Mỹ, điểm nổi bật của công viên là hơn 3000 mạch nước phun và các dòng suối nước nóng.

Vùng Đông Nam nước Mỹ:

Điển hình là California và bang Washington, Oregon. Phía Nam California là trung tâm du lịch lớn với điểm du lịch sôi động nhất là thành phố Los Angeles với những bãi biển trải dài như Santa Monica, San Perradio. Nói đến Mỹ là nói đến sự tấp nập của các lọai hình vui chơi giải trí, và không thể thiếu khi không nhắc đến công viên Disneyland mỗi năm đón một lượng khách khổng lồ.

Thành phố San Francisco: Đây là thủ đô du lịch của cả miền Tây nước Mỹ, thành phố được hình thành từ những ngọn đồi, những hòn đảo nhỏ giữa Thái Bình Dương và các vịnh. Tới thành phố này các điểm du lịch luôn cuốn hút du khách bởi khu thị trấn Chine Town, Gonden Gate, Cầu Oakland, thị trấn Stanfort, Silicon Valley,…

Vùng Tây Bắc:

Đây là vùng đất của màu xanh với rất nhiều rừng thông nằm trên bờ các con suối hoặc trên các đỉnh núi phủ đầy tuyết. Trung tâm du lịch của vùng là thành phố Seattle- một thành phố du lịch nằm ven vùng biển Puget Sound và hồ Washington,…

Quần đảo Hawaii là quần đảo gồm 19 đảo và đảo san hô, nhiều đảo nhỏ và núi ngầm trải theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, ở vùng Bắc Thái Bình Dương giữa các vĩ tuyến 19° và 29° Bắc. Tên của quần đảo được lấy theo tên của hòn đảo lớn nhất trong nhóm. Quần đảo kéo dài từ đảo Hawaii ở phía Nam cho tới đảo san hô Kure ở phía Bắc.

Ngoài quần đảo Midway là một lãnh thổ đặc biệt của Hoa Kỳ, quần đảo Hawaii tạo thành tiểu bang Hawaii của Hoa Kỳ. Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ vào ngày 21/8/1959, vị trí tại vùng Bắc Thái Bình Dương cách đất liền 3700 km ở 21°18'41" độ vĩ Bắc 157°47'47"độ kinh Đông

Mỹ là một đất nước rộng lớn cùng nhiều điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn du khách, vì vậy hàng năm ngành du lịch Mỹ luôn là một trong những nước thu hút du khách lớn nhất trên thế giới.

Lễ hội

Dưới đây là những ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ. Đa số các ngày lễ tại Hoa Kỳ được ấn định theo kiểu ngày trong tuần, khác kiểu ngày trong tháng mà người Việt quen dùng đến. Lấy ngày Lễ Tạ ơn để làm thí dụ thì ngày lễ rơi vào ngày thứ năm lần thứ tư trong tháng 11. Có nghĩa là vào đầu tháng 11, ta đếm ngày thứ năm lần thứ nhất, ngày thứ năm lần thứ hai, ngày thứ năm lần thứ ba và ngày thứ năm lần thứ tư thì chính là ngày Lễ Tạ ơn.

Ngày Lần Tháng Tên Tên tiếng Việt Chú giải
1 tháng 1 - - New Year Tết Dương lịch Năm mới theo lịch Gregory
Thứ Hai đầu tiên tháng 1 Martin Luther King, Jr.'s Birthday Sinh nhật Martin Luther King, Jr. Một lãnh tụ phong trào nhân quyền Mỹ
Thứ Hai thứ ba tháng 2 Presidents' Day Lễ Tổng thống Tưởng niệm George Washington
và Abraham Lincoln.
Thứ Hai cuối cùng tháng 5 Memorial Day Lễ Chiến sỹ Trận vong Tưởng niệm những quân nhân đã khuất
khi đang phục vụ đất nước.
4 tháng 7 - - Independence Day Lễ Độc lập Hoa Kỳ Hoa Kỳ tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Anh
Thứ hai đầu tiên tháng 9 Labor Day Lễ Lao động Mỹ Thay thế Lễ Quốc tế Lao động 1 tháng 5.
11 tháng 11 - - Veterans' Day Lễ Cựu chiến binh Ghi ơn những người cựu chiến binh.
Thứ năm thứ tư tháng 11 Thanksgiving Lễ Tạ ơn Tạ ơn sau một vụ mùa thu hoạch.
25 tháng 12 - - Christmas Lễ Giáng sinh Mừng sinh nhật chúa Jesu và cũng là
lễ thế tục mùa đông đối với mọi người.