Vương quốc Na Uy

Vương quốc Na Uy

Giới thiệu quốc gia

Thông tin chung

Tổng quan về Vương quốc Na Uy Thành phố ven biển của Vương quốc Na Uy.

Các thông tin tóm tắt cơ bản, tổng quát về Vương quốc Na Uy.

- Tên nước: Vương quốc Na Uy (the Kingdom of Norway).

- Ngày quốc khánh: 17/5/1814, ngày ban hành hiến pháp đầu tiên của Na Uy.

- Thủ đô: Oslo

- Vị trí địa lý: Na Uy nằm ở phía Bắc Châu Âu, trên phần Tây và Bắc bán đảo Scandinavia; Phía Tây và Nam giáp biển Bắc; Phía Đông giáp Thụy Điển; Phía Bắc giáp Phần Lan và Nga.

- Diện tích: 385.252km2

- Khí hậu: Ôn đới dọc theo bờ biển, dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương có làm thay đổi khí hậu; trong đất liền lạnh hơn; mưa quanh năm ở bờ biển phía Tây. Nhiệt độ trung bình tháng 1: từ -2 đến -4 độC, tháng 7: 10-17 độC. Lượng mưa trung bình hằng năm: 300-3.000mm.

- Dân số: 4.912.000 (con số ước lượng đến 2010)

- Dân tộc: Người Na Uy (97%); các dân tộc khác (3%).

- Hành chính: Na Uy được chia thành mười chín vùng hành chính cấp một được gọi là fylker ("Hạt", số ít fylke) và 431 kommuner cấp hai ("Khu đô thị", số ít kommune). fylke là cấp hành chính trung gian giữa nhà nước và khu đô thị. Nhà vua có đại diện ở mọi hạt bởi một Fylkesmann.

- Đơn vị tiền tệ: NOK (cuaron Nauy (NKr)

- Tôn giáo:  Đạo Tin lành dòng Luther (96%); đạo Thiên chúa (4%).

- Ngôn ngữ: Tiếng Na Uy.

Địa lý

+ Vị trí địa lý: Na Uy nằm ở phía Bắc Châu Âu, trên phần Tây và Bắc bán đảo Scandinavia; Phía Tây và Nam giáp biển Bắc; Phía Đông giáp Thụy Điển; Phía Bắc giáp Phần Lan và Nga.
 
+ Diện tích:  385.252km2
 
+ Địa hình: Đất nước Na Uy đa phần là núi hay vùng đất cao, với sự đa dạng lớn về địa hình tự nhiên do các dòng sông băng thời tiền sử gây nên. Đặc điểm đáng chú ý nhất là các vịnh hẹp, những rãnh sâu cắt vào đất liền của biển sau sự chấm dứt của Thời kỳ băng hà, vịnh dài nhất là Sognefjorden. Na Uy cũng có nhiều sông băng và thác nước. Những điều kiện địa hình trên khiến giao thông của Na Uy khó khăn, nhất là vào mùa đông, cũng như hạn chế khả năng phát triển nông nghiệp.
 
+ Khí hậu: Na Uy có nhiệt độ ấm và lượng mưa lớn hơn ở các vùng có vĩ độ bắc, đặc biệt dọc theo bờ biển. Lục địa có bốn mùa riêng biệt, với mùa đông lạnh và ít mưa hơn trong đất liền. Vùng cực bắc chủ yếu có khí hậu cận Bắc Cực biển, trong khi Svalbard có khí hậu tundra Bắc Cực.
 
 Có sự khác biệt theo mùa lớn trong ngày. Tại các vùng phía bắc Vòng Bắc Cực, mặt trời mùa hè có thể không bao giờ xuống dưới đường chân trời, vì thế Na Uy được miêu tả là "Vùng đất của Mặt trời lúc nửa đêm." Trong mùa hè, người dân ở phía nam Vòng Bắc Cực có ánh sáng mặt trời trong vòng gần 20 giờ trong ngày.
 
+ Tài nguyên: Dầu mỏ, đồng, khí tự nhiên, pirít, ni ken, sắt, kẽm, chì; thủy sản, gỗ, tiềm năng thủy điện.

Lịch sử

Người Viking Na Uy là những người đầu tiên đi khai phá đất đai, mở mang bờ cõi.
 
Thời đại Viking ở Na Uy kéo dài từ đầu thế kỷ IX. Na Uy thống nhất vào năm 872 khi Vua Harald Harfager thiết lập triều đại đầu tiên ở các vùng đất chiếm được, mở ra một thời kỳ phát triển phồn thịnh.

Hai thế kỷ sau, Na Uy bị suy yếu do nạn ngoại xâm và nội chiến liên miên, bị Đan Mạch thống trị nhiều lần.

Năm 1397, Na Uy nằm trong liên minh với Đan Mạch và liên minh này kéo dài hơn 4 thế kỷ.

Từ 1814 đến 1905, Na Uy nằm trong liên minh với Thụy Điển. Na Uy giành được độc lập năm 1905.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, Na Uy bị Đức chiếm đóng.

Tháng 10/1944, quân đội Liên Xô giải phóng miền Bắc Na Uy.

Ngày 8/5/1945, quân đội Đức ở Na Uy đầu hàng đồng minh.

Na Uy đã gia nhập NATO năm 1949, và trở thành một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ.

Hai cuộc trưng cầu dân ý nhằm gia nhập Liên minh châu Âu (được gọi là Cộng đồng châu Âu năm 1972) đã thất bại với tỷ số mong manh năm 1972 và 1994.

Chính trị

Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến.
 
 * Hiến pháp: Thông qua ngày 17/5/1814, sửa đổi năm 1884.
 
 * Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm hai viện: Thượng viện (Lagting) và Hạ viện (Odelsting) với 165 ghế, nhiệm kỳ 4 năm; có 12 ủy ban thường trực giúp việc cho Quốc hội, thành phần các ủy ban được phân bổ theo tỷ lệ đại diện của mỗi đảng trong Quốc hội.
 
 * Cơ quan hành pháp: Vua đứng đầu Nhà nước theo chế độ cha truyền con nối.
 
 Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Sau khi bầu cử Quốc hội, thủ lĩnh của đảng chiếm đa số hay thủ lĩnh của liên minh chiếm đa số thường được Quốc vương bổ nhiệm làm Thủ tướng với sự phê duyệt của Quốc hội.
 
 * Cơ quan tư pháp: Tòa án tối cao, các thẩm phán do Quốc vương bổ nhiệm.
 
 * Chế độ bầu cử: Phổ thông đầu phiếu, cử tri từ 18 tuổi trở lên.
 
 * Các đảng phái lớn: Công Đảng, Đảng Bảo thủ, Đảng Tự do, Đảng Trung tâm, Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, Đảng Tiến bộ, Đảng Xã hội chủ nghĩa cánh tả.
 

Kinh tế

Hiện nay kinh tế Na Uy có tốc độ tăng trưởng cao vào bậc nhất ở châu Âu (4,9% năm 2007), và là một trong những nước có mức sống cao nhất thế giới(55.600USD/người).
 
Na Uy có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhất là về năng lượng (dầu khí, thủy điện), thủy hải sản và rừng; với lực lượng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề cao.
 
Đóng tàu và vận tải biển là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu của Na Uy. Hiện nay Na Uy kiểm soát gần 10% thương thuyền trên thế giới, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu. Na Uy đứng thứ 3 thế giới về cung cấp các dịch vụ cho khai thác dầu khí ở ngoài khơi, thứ 2 (sau Mỹ) về đội tàu phục vụ cho khai thác dầu.
 
Đánh cá và nuôi trồng thủy sản là hai ngành quan trọng nhất của Na Uy, chủ yếu nuôi hai loại cá hồi (thịt vàng và thịt đỏ) để xuất khẩu, sản lượng chiếm tới 1/2 số cá hồi đánh bắt và nuôi của thế giới.
 
Dân số ít nên nhu cầu của thị trường trong nước nhỏ và ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Na Uy. Trong đó, xuất khẩu dầu khí là nguồn thu nhập quan trọng nhất của Na Uy (chiếm 30% giá trị xuất khẩu và đóng góp trên 10% cho thu nhập của cả nước).
 
* Về Công nghiệp: Tổng giá trị các sản phẩm công nghiệp chiếm 42,9% GDP và thu hút 22% lực lượng lao động.
 
- Sản phẩm công nghiệp chính: Dầu mỏ và khí tự nhiên, thực phẩm, tàu thủy, bột giấy và giấy, kim loại, hóa chất, gỗ, hàng dệt.
 
* Về Nông nghiệp: Tổng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiếm 2,4% GDP và thu hút 4% lực lượng lao động.
 
- Sản phẩm nông nghiệp chính: Yến mạch, ngũ cốc, thịt bò, sữa, cá.
 
* Về Dịch vụ: Tổng sản phẩm dịch vụ chiếm 54,7% GDP và thu hút 74% lực lượng lao động.
 
* Về Xuất khẩu: 136,1 tỷ USD ( năm 2007).
 
- Các mặt hàng xuất khẩu chính: Dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ, máy móc và thiết bị, kim loại, hóa chất, tàu thủy, cá.
 
- Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu: Anh (26,8%), Đức (12,3%), Hà Lan (10,3%), Pháp (8,2%), Thụy Điển (6,4%), Mỹ (5,7%).
 
* Về Nhập khẩu: 75,98 tỷ USD (năm 2007).
 
- Các mặt hàng nhập khẩu chính: Máy móc và thiết bị, kim loại, hóa chất, thực phẩm.
 
- Các bạn hàng nhập khẩu chủ yếu: Thụy Điển (15%), Đức (13,5%), Đan Mạch (6,9%), Anh (6,4%), Trung Quốc (5,7%), Mỹ (5,3%), Hà Lan (4,1%).
 
* Giao thông-Vận tải:
 
- Đường sắt: 4.043 km.
 
- Đường bộ: 92.513 km.
 
- Đường thủy: 1.577 km.

Văn hóa

Nền văn hóa Na Uy có mối liên hệ chặt chẽ với lịch sử và địa lý của quốc gia này. Nhắc tới nền văn hóa Na Uy là người ta nhắc tới nền văn hóa trang trại được duy trì liên tục cho tới ngày nay. Những điều kiện về tự nhiên như sở hữu nguồn tài nguyên (đặc biệt là thủy sản) quý hiếm, điều kiện khí hậu khắc nhiệt; cùng với đó là những đạo luật về quyền sở hữu đất đai có từ lâu đời đã trở thành những yếu tố tạo nên nền văn hóa trang trại Na Uy.
 
Trong thế kỷ 18, nền văn hóa này đã tạo nên một phong trào lãng mạn dân tộc mạnh mẽ, mà  tới nay những di sản của phong trào này còn được thấy rõ trong ngôn ngữ Na Uy và trên các phương tiện truyền thông. Trong thế kỷ 19, văn hóa Na Uy tiếp tục nở rộ trong nỗ lực để đạt tới một bản sắc văn hóa độc lập của quốc gia trên các lĩnh vực nghệ thuật, văn học và âm nhạc. Điều này tiếp tục được duy trì đến ngày hôm nay trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và sự hỗ trợ của chính phủ trong các hoạt động triển lãm, dự án văn hóa và nghệ thuật.
 
Bên cạnh những nỗ lực tạo nên những giá trị bản sắc văn hóa riêng của mình, nền văn hóa Na Uy cũng có quá trình tương tác, du nhập các giá trị văn hóa của các quốc gia khác. Ảnh hưởng văn hóa lớn nhất từ nước ngoài tới văn hóa Na Uy đến từ Đan Mạch, và tiếp theo là Thụy Điển. Na Uy ngày nay đang được hưởng một nền văn hóa thích nghi mạnh mẽ với văn hóa phương Tây nói chung. Trong 30 năm qua, Na Uy đã phát triển từ một nền văn hóa đơn nhất dân tộc chủ nghĩa để trở thành một quốc gia có nền văn hóa đa dạng với sự đóng góp của cộng đồng lớn người nhập cư, đặc biệt là ở Oslo, nơi một phần tư dân số là người nhập cư.
 
+ Giáo dục: Tỷ lệ biết đọc, biết viết: 100% trên tổng số dân.
 ở Na Uy, việc học tập được miễn phí và bắt buộc đối với tất cả trẻ em trong 9 năm. Có bốn trường đại học tổng hợp ở Oslo, Bergen, Trondheim và Tromso.
 
+ Nghệ thuật biểu diễn
 
* Điện ảnh: Không phải đến gần đây, điện ảnh Na Uy mới nhận được sự công nhận của quốc tế mà ngày từ đầu năm 1959, bộ phim "Nine Lives" của đạo diễn Arne Skouen đã được đề cử trao giải Oscar. "Flåklypa Grand Prix" (tiếng Anh: "Pinchcliffe Grand Prix"), một bộ phim hoạt hình của đạo diễn Ivo Caprino, phát hành vào năm 1975,  xoay quanh nhân vật Kjell Aukrust đã trở thành bộ phim Na Uy được công chiếu rộng rãi nhất mọi thời đại.
 
Kể từ những năm 1990, ngành công nghiệp phim Na Uy phát triển mạnh với mức sản xuất 20 bộ phim mỗi năm.
 
*Âm nhạc: nền âm nhạc Na Uy nổi tiếng với các tên tuổi như nhạc sỹ dòng nhạc cổ điển lãng mạn Edvard Grieg, nhạc sỹ dòng nhạc hiện đại Arne Nordheim và đặc biệt là dòng nhạc rock Na Uy (Black metal).
 
Các nghệ sỹ nhạc cổ điển của Na Uy gồm Leif Ove Andsnes, một trong những nghệ sỹ piano nổi tiếng nhất thế giới, và Truls Mørk, một nghệ sỹ violon nổi bật.
 
Nhạc kịch Jazz cũng rất phát triển.  Jan Garbarek, Mari Boine, Arild Andersen, và Bugge Wesseltoft là những nghệ sỹ kịch jazz nổi tiếng thế giới trong khi Paal Nilssen-Love, Supersilent, Jaga Jazzist và Wibutee đã đạt đẳng cấp thế giới ở độ tuổi rất trẻ.
 
Na Uy có một nền âm nhạc dân gian đặc sắc còn duy trì rộng rãi đến ngày nay. Những nghệ sỹ nhạc dân gian nổi tiếng ở Na Uy là Olav Jørgen Hegge, Vidar Lande, Annbjørg Lien, Susanne Lundeng, Agnes Buen Garnås, Kirsten Bråten Berg và Odd Nordstoga
 
+ Lịch sử văn học Na Uy bắt đầu với những bài thơ Eddaic và thơ skaldic ngoại giáo ở thế kỷ thứ 9 và thứ 10 với những nhà thơ như Bragi Boddason và Eyvindr Skáldaspillir. Trong thời kỳ Liên minh Scandinave và Liên minh Đan Mạch-Na Uy (1387-1814) có ít tác phẩm văn học Na Uy xuất hiện, ngoại trừ một số tác phẩm đáng lưu ý của Petter Dass và Ludvig Holberg.
 
Hai sự kiện lớn đã thúc đẩy sự hồi sinh của văn học Na Uy. Năm 1811 một trường đại học Na Uy được thành lập tại Christiania. Với tinh thần cách mạng sau các cuộc Cách mạng Mỹ và Pháp, người Na Uy đã ký bản hiến pháp đầu tiên của mình năm 1814. Ngay sau đó, từ sự tù túng văn hoá Na Uy đã đưa lại cho thế giới một loạt các tác gia được công nhận đầu tiên ở Scandinavia, và sau đó là trên toàn thế giới; trong số đó có Henrik Wergeland, Peter Asbjørnsen, Jørgen Moe và Camilla Collett.
 
Tới cuối thế kỷ 19, ở Thời Vàng son của văn hoá Na Uy, cái gọi là Bộ bốn Vĩ đại xuất hiện: Henrik Ibsen, Bjørnstjerne Bjørnson, Alexander Kielland, và Jonas Lie. "Các tiểu thuyết nông dân" của Bjørnson, như "En glad gutt" (Một chú bé hạnh phúc) và "Synnøve Solbakken" là kiểu chủ nghĩa lãng mạn quốc gia tiêu biểu của thời gian ấy, trong khi đó các tiểu thuyết và truyện ngắn của Kielland chủ yếu mang tính hiện thực.
 
Ở thế kỷ hai mươi ba tiểu thuyết gia Na Uy đã được trao Giải Nobel văn học: Bjørnstjerne Bjørnson năm 1903, Knut Hamsun cho cuốn sách "Markens grøde" ("Nhựa của đất") năm 1920, và Sigrid Undset năm 1928. Trong thế kỷ hai mươi các tác gia như Dag Solstad, Jostein Gaarder, Jens Bjørneboe, Kjartan Fløgstad, Lars Saabye Christensen, Johan Borgen, Herbjørg Wassmo, Jan Erik Vold, Rolf Jacobsen, Olaf Bull, Jan Kjærstad, Georg Johannesen, Tarjei Vesaas, Sigurd Hoel, Arnulf Øverland và Johan Falkberget đã có những đóng góp quan trọng cho văn học Na Uy.

Ẩm thực

Ẩm thực truyền thống của Na Uy cho thấy ảnh hưởng lâu đời truyền thống đi biển và nuôi cá hồi của người Na Uy.

Các món ăn từ cá chiếm phần chủ đạo trong ẩm thực của người Na Uy. Món cá trích, cá hồi, cá tuyết và hải sản khác cân bằng với  pho mát, các sản phẩm sữa và bánh mì (chủ yếu là bánh mì đen ). Món Lefse là món bánh tráng với khoai tây nổi tiếng của Na Uy, phổ biến dịp Giáng sinh. Một số món ăn truyền thống của Na Uy bao gồm lutefisk, smalahove, pinnekjøtt, Krotekaker và fårikål.

Điểm du lịch

- Miền Bắc Na Uy mang khí hậu lạnh của miền Bắc Cực. Các địa danh nơi đây nên đến:

+ Atla: xem hiện tượng Mặc trời lúc nửa đêm

+ Quần đảo Lofoten: gồm những làng mạc nhỏ bé và các hoạt động câu cá giải trí.

+ Quần đảo Svalbard: quần đảo của những chú gầu trắng Bắc Cực. Nơi đây du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên là các quang phổ ở miền Cực Bắc. Ngoài ra các điểm vui chơi khác như là: Karasjok, Troms, Nordland, Navirk…

- Miền Đông Na Uy được biết đến bỡi những hồ nước tuyệt đẹp, trong suốt như pha lê, các dãy núi trải mình dài nhiều tầng lớp. Các địa danh nơi đây nên đến:

+ Công viên quóc gia Jotunheimen. Đến Jotunheimen du khách không thể không gắng sức leo lên đỉnh ngọn núi Galdhøpiggen - cao nhất tại công viên quốc gia này, để mở tầm mắt chiêm ngưỡng khung cảnh ngoạn mục của Đông Na Uy.

+ Gjøvik, Land and Toten cũng là một điểm đến hấp dẫn không kém, tại đây du khách có thể đi du ngoạn trên hồ Đông Na Uy bằng du thuyền. Fla là một điểm đến dành cho những ai yêu thiên nhiên và hoa đẹp. Còn đến với Hadeland du khách có thể chứng kiến các công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa của Na Uy. Ngoài ra các chuyến phiêu lưu bằng những chiếc xuồng và ngắm nhìn các chú chim tại các công viên quốc gia củng đầy thú vị. Các điểm đến tại miền Đông Na Uy khác: Ostfold, Al, Romerike, Trysil (khu vực dành cho môn trượt tuyết), Valdres (đi xe đạp)...

- Miền Trung Na Uy: vùng đất hội tụ những nét đặc trưng của đất nước, con người và văn hóa Na Uy. Các kiến trúc cổ xưa còn giữ lại cùng với sự kết hợp của văn hóa hiện đại phương tây. Ở miền trung Na Uy củng có các hồ nước tuyệt đẹp, các đồng cỏ xanh bao la và hệ động vật phong phú. Đến miền trung Na Uy đơn giản chỉ là tránh đi sự ồn ào, tấp nập, một nơi lý tưởng dành cho nghỉ dưỡng. Cảnh quan thiên nhiên đẹp, các động vật hoang dã đã trả lời được tại sao du khách đến miền trung Na Uy. Các điểm du lịch nỗi tiếng như là: Roros, Trondheim, Kystriksveien (dành cho câu cá giải trí)…

- Miền Nam Na Uy: vùng đất của những bãi đá ngầm, Các vịnh nối dài từ đất liền ra biển và các làng mạc xinh xắn nhỏ bé dọc theo các hồ. Có rất nhiều điểm đến tại miền Nam Na Uy như là Mandal để xem sự trầm lắng của mặt biển bao la và ngọn hải đăng hùng vĩ. Sirdal là nơi tuyệt vời cho những chuyến leo núi. Rauland là vùng đất với những làng mạc ven núi, bạn có thể đi bộ để tham quan công viên quốc gia Hardangervidda. Các địa điểm du lịch khác trên miền Nam Na Uy là: Sorlandet, Talemark, Kristiansand, Kragero, Rjukan…

- Thủ Đô Oslo của Na Uy: Sự kết hợp độc đáo của một thành phố thủ đô nhộn nhịp và thiên nhiên bao la đã tạo cho Oslo một ấn tượng độc đáo. Đến miền trung Na Uy du khách không thể bỏ qua điểm du lịch hấp dẫn này. Các nhà bảo tàng và các phòng trưng bày tại Oslo với nội dung trưng bày phong phú luôn là đề tài cho các du khách có đầu óc khám phá.

(Theo Chudu24.com)

Lễ hội

Sự kiện lễ hội hàng năm ở Na Uy
 
 - Lễ hội mừng năm mới ở Oslo
 
 - Lễ hội Nghệ thuật Bergen
 
 - Liên hoan nhạc Jazz Oslo
 
 - Liên hoan Âm nhạc thính phòng Oslo
 
 - Lễ hội âm nhạc ngoài trời Oya ở Oslo
 
 - Lễ hội ẩm thực Na Uy tại Alesund
 
 - Những ngày hội chợ vùng Etne, Na Uy
 
 - Ngày Độc lập
 
 - Lễ Phục Sinh
 
 - Các lễ hội âm nhạc vùng Bergen
 
 - Liên hoan quốc tế nhạc Jazz Stavanger
 
 - Liên hoan nhạc Jazz Kongsberg
 
 - Lễ Giáng sinh
 
 - Lễ hội giữa mùa hè vùng Scandinavia
 
 - Ngày lễ Valentine
 
 Ngoài ra cón có các lễ hội đặc biệt khác như lễ hội Gỗ, lễ hội mưa Bergen...